Bất động sản liền kề khu công nghiệp: mảnh đất hấp dẫn
Nhờ các yếu tố đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, an toàn và bền vững, bất động sản liền kề khu công nghiệp trở thành một trong những xu hướng đầu tư hấp dẫn nhất trên thị trường hiện nay.
Sức hút của bất động sản liền kề khu công nghiệp
Từ khi Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế chính thức có hiệu lực, mô hình bất động sản Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ đã phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước, trở thành xu hướng chủ đạo trên thị trường. Các khu đô thị hiện đại với hệ thống tiện ích đồng bộ nằm ngay trung tâm khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sinh sống và làm việc tối ưu cho người lao động, đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao như các chuyên gia nước ngoài, quản lý cấp cao, chuyên viên kỹ thuật,… được các nhà đầu tư hướng đến.
Các chuyên gia cho rằng, sự phát triển của các khu đô thị phụ trợ cho khu công nghiệp theo hướng xanh – bền vững trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 đã mang đến góc nhìn mới cho nhà đầu tư. Điều này cũng mở ra tiềm năng thu hút vốn đầu tư FDI nhằm xây dựng các khu đô thị phụ trợ khu công nghiệp theo hướng tiêu chuẩn cao cấp.
VSIP Group được coi là nhà tiên phong mô hình Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ với 10 dự án đã và đang phát triển ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như: Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng,…, với tổng quỹ đất hiện có hơn 10.000ha. Các khu đô thị như: Belhomes Bắc Ninh, Belhomes Hải Phòng, Sun Casa Central tại Bình Dương,… được quy hoạch theo tiêu chuẩn quốc tế, môi trường sống chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhà ở của đông đảo chuyên gia, kỹ sư trong và ngoài nước.
Có thể nói, bất động sản liền kề khu công nghiệp chính là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư, khi hội tụ các yếu tố tăng trưởng vượt trội, đặc biệt là tiềm năng sinh lợi nhuận kép, bên cạnh yếu tố an toàn và ổn định vốn được người mua chú trọng, nhất là trong bối cảnh “bình thường mới” giai đoạn hậu Covid.
Tân Uyên giàu tiềm năng tăng trưởng
Tính đến tháng 11/2021, nguồn vốn FDI đổ vào Bình Dương đạt 2,1 tỷ USD, vượt 15% kế hoạch của cả năm. Tổng vốn FDI lũy kế đạt trên 37 tỷ USD đưa Bình Dương đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau TP. HCM. Toàn tỉnh hiện có 31 KCN đang hoạt động với tổng diện tích gần 13.000ha. Những con số thống kê khẳng định sức hút mạnh mẽ của Bình Dương trong làn sóng bất động sản công nghiệp.
Hiện nay, mỗi KCN tại Bình Dương đang có hàng chục nghìn lao động từ công nhân cho đến các chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước sinh sống, làm việc, mở ra tiềm năng rất lớn về nhà ở và các dịch vụ, tiện ích đi kèm.
Đáng chú ý, Tân Uyên đang là trọng điểm công nghiệp, công nghệ cao của tỉnh và là địa phương phát triển mạnh mô hình Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ. Khu công nghiệp VSIP II – Bình Dương có quy mô 2.045ha (1.345ha quỹ đất phát triển công nghiệp và 700ha quỹ đất ưu tiên phát triển đô thị) tại Tân Uyên hiện đã lấp đầy với hơn 300 nhà máy và gần 80.000 lao động, chuyên gia, quản lý đang làm việc. Nhu cầu nhà ở dự báo tiếp tục tăng mạnh tại Tân Uyên khi KCN VSIP III với quy mô 1.000ha được triển khai, kéo theo nhu cầu nhà ở liền kề gia tăng trong thời gian sắp tới.
Bên cạnh đó, Bình Dương đang tập trung nguồn lực hiện thực hóa đề án thành lập Thành phố Tân Uyên trước năm 2025, sẽ kéo theo tốc độ đô thị hóa nhanh hơn, nhu cầu nhà ở ngày càng lớn hơn.
Quy hoạch lên thành phố hứa hẹn sẽ tạo nên sức hút cho thị trường bất động sản khu vực này. Tham chiếu với tiền lệ của TP. Dĩ An và Thuận An, hay gần đây nhất là Từ Sơn (Bắc Ninh), giá nhà đất các khu vực này cũng đã tăng rất nhanh trước thời điểm lên thành phố. Xu hướng này được các chuyên gia khẳng định sẽ tiếp tục diễn ra với thị trường Tân Uyên trong vài năm tới khi dư địa tăng giá còn rất lớn so với tiềm năng khu vực.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế