Hạ tầng giao thông đột phá tạo động lực thúc đẩy kinh tế và bất động sản tại Bình Dương
Việc đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông được xem là một trong những bước đệm để phát triển nền kinh tế trong khu vực, thúc đẩy quá trình đô thị hóa của địa phương và vùng miền.
Nằm tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương luôn là đích đến lý tưởng chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh về tiềm năng bất động sản. Vì vậy, nơi đây luôn lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư từ căn hộ cho đến đất nền. Đặc biệt, trong giai đoạn mới, tỉnh đã đề xuất và thúc đẩy triển khai hàng loạt dự án giao thông đường bộ, đường thuỷ để đạt mục tiêu phát triển công nghiệp thông minh, văn minh, hiện đại như đã đề ra ban đầu.
Hàng loạt các hạng mục hạ tầng giao thông được triển khai
Trong giai đoạn mới, từ năm 2020 – 2025, Đảng bộ Bình Dương đang nỗ lực thực hiện chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI về “tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương”. Qua đó, Đảng bộ Bình Dương tiếp tục thúc đẩy Bộ GTVT sớm đầu tư đường Vành Đai 3. Trong đó, điểm đặc biệt trong đề xuất lần này là cầu bắc qua sông Sài Gòn của tuyến Vành Đai 4 và đoạn từ sông Sài Gòn đến ĐT 744 để kết nối với TP.HCM.
Ngoài ra, Tỉnh Bình Dương đang kiến nghị Chính Phủ và Bộ GTVT sớm đầu tư đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường thủy và đường sắt cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ triển khai quy hoạch hệ thống đường thủy nội địa, đầu tư và cải tạo một số tàu cảng: Cảng An Sơn, cảng An Tây, cảng Rạch Bắp, cảng cạn An Điền, cảng Phú Cường Thịnh, cảng Thanh An… Ngoài ra một số tuyến đường sắt mới đồng thời được xây dựng nhằm làm giảm áp lực giao thông lên đường bộ.
Một số dự án bất động tại Bình Dương rục rịch trở lại
Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát dịch bệnh Covid – 19 vô cùng tốt trong giai đoạn khủng hoảng y tế toàn cầu. Vì vậy, nhiều chuyên gia tin rằng, nền kinh tế nước nhà sẽ nhanh chóng phục hồi sau đại dịch. Trong đó, bất động sản là ngành được dự báo sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn cuối 2020 và đầu 2021.
Một nghiên cứu của Property Guuru kết hợp cùng Batdongsan.com.vn đã chỉ ra rằng, xu hướng tìm kiếm bất động sản có sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6 năm 2020, ngay sau khi Việt Nam thông báo kiểm soát được sự lây lan của Covid-19. Sau đó, thị trường đã có phần suy giảm khi Covid trở lại lần thứ 2 ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, sự sụt giảm không quá nghiêm trọng do tác động của Covid không quá lớn. Qua đó có thể thấy được, nhu cầu nhà ở và đầu tư bất động sản tại Việt Nam vẫn vô cùng lớn.
Kinh tế Bình Dương vô cùng phát triển trong những năm gần đây
Đặc biệt, thị trường bất động sản tại Bình Dương đang trong đà hồi phục vô cùng mạnh mẽ trong giai đoạn cuối năm 2020. Theo một số nguồn tin, khu vực phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên hiện đang triển khai một số dự án với quy mô vô cùng lớn. Trong đó, một vài dự án nhà ở, mới sắp được hình thành trong khu vực này. Với vị trí nằm ở trung tâm thị xã Tân Uyên, phường Tân Phước Khánh là một trong những điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư bất động sản trong năm 2020 và 2021. Trong quá khứ, một số dự án từng được triển khai tại đây đều có khả năng thanh khoản cao.
Tháo bỏ rào cản về khoảng cách
Việc nâng cấp các tuyến đường liên tỉnh, thành đã giúp rút ngắn quãng đường di chuyển giữa các khu vực, tạo điều kiện kết nối và làm việc liên vùng. Ngày nay, việc sinh sống tại các khu vực ven thành phố nhưng làm việc trong nội đô là một điều hết sức bình thường. Nguyên nhân xuất phát từ việc giá nhà đất tại những thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh đang ở mức cao ngất ngưởng. Trong khi đó, tài chính của nhiều gia đình trẻ hiện nay không đủ đáp ứng mức giá này. Vì vậy, bất động sản tại các khu vực ven thành phố như Bình Dương, Long An… trở thành điểm đến vô cùng lý tưởng.
Hạ tầng giao thông là điểm nhấn của tỉnh Bình Dương
Ngoài ra, các tuyến đường huyết mạch như Đại lộ Bình Dương, DT743, Mỹ Phước – Tân Vạn… được nâng cấp và mở rộng giúp giảm thiểu việc kẹt xe. Tạo điều kiện để việc di chuyển qua lại giữa các khu vực trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, hệ thống giao thông hạ tầng phát triển, các loại phương tiện công cộng được đầu tư xây mới, cung cấp cho người dân nhiều lựa chọn di chuyển hơn để đi vào khu vực trung tâm thay vì phải đi bằng xe máy như thông thường. Tất cả yếu tố trên nhằm tạo tiền đề cho công cuộc dịch chuyển từ các khu vực trung tâm ra các vùng ven, tạo điều kiện phát triển cân bằng, ổn định.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế